MÓNG CỌC
I. KHÁI NIỆM MÓNG CỌC.
Móng cọc thuộc loại móng sâu, được sử dụng khi công trinh có các yêu cầu sau:
- Công trình quy mô vừa và lớn.
- Địa chất bên dưới công trinh không tốt, phải sử dụng cọc ép BTCT hoặc cọc khoan nhồi để đầu cọc được ngàm vào lớp đất tốt hơn nằm sâu bên dưới.
Ưu điểm:
- Đảm bảo được khả năng chịu lực tốt cho công trình.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn do chi phí của phần vật tư cọc và nhân công ép, khoan cọc.
II. CÁC BƯỚC THI CÔNG
- Bước 1: Định vị trục theo bản vẽ thiết kế, ép cọc BTCT. Cọc bê tông cốt thép thường sử dụng: 250×250 mm, 300×300 mm.
Chú ý: – Khi ép cọc lưu ý 2 điều kiện: Lực ép cọc đủ tải thiết kế và chiều sâu của cọc.
– Trước khi ép đại trà, phải ép thử 2 tim cách xa nhau để kiểm tra chiều dài và tải ép cọc thực tế. Sau đó mới bắt đầu ép đại trà.
Đối với công trình có nhà liền kề bị yếu, thì sử dụng biện pháp khoan dẫn lấy đất ra rồi mới bắt đầu ép, để không ảnh hưởng đến công trình kế bên.
Công tác ép cọc BTCT
- Bước 2: Sau khi hoàn thành ép cọc, bắt đầu đào móng.
Móng đã được đào, lộ ra các cọc
- Bước 3: Bắn phá đầu cọc, làm gọn hố móng
Chú ý: Khi cắt đầu cọc phải chừa lại đoạn thép cọc dài ít nhất 40d ( tương đương 640mm đối với thép d16)
Hình ảnh đầu cọc đã được bắn phá (chừa lại đoạn cốt thép, tối thiểu 40d)
- Bước 4: Thi công bê tông lót đá 4×6, làm sạch hố móng.
Hình ảnh thi công bê tông lót đá 4×6
- Bước 5: Xây thành đài móng, giằng móng và gia công lắp đặt cốt thép móng.
Hình ảnh xây thành đài móng
Hình ảnh xây thành đài móng
Hình ảnh gia công thép móng
Hình ảnh gia công thép móng
- Bước 6: Xây hầm phân (bể phốt)
- Bước 7: Đổ bê tông móng
- Bước 8: Xây tường bó vỉa chắn đất, nâng nền