MÓNG BĂNG

MÓNG BĂNG

Hình dạng móng băng 1 phương

I.    KHÁI NIỆM MÓNG BĂNG.

Móng Băng thuộc loại móng nông (cạn), được sử dụng khi công trinh có các yêu cầu sau:

  • Công trình quy mô vừa và lớn: nhà quy mô 1 trệt+1 lầu, 2 lầu, 3 lầu…
  • Địa chất bên dưới công trinh tốt: Đất sét cứng, đất cát, đất lâu năm.
  • Móng băng có 2 dạng: móng băng 1 phương và móng băng 2 phương (tùy vào quy mô từng công trình mà kỹ sư thiết kế sẽ lựa chọn phương án cho hợp lý).

Ưu điểm:

  • Thi công nhanh, đơn giản.
  • Chi phí cao hơn móng đơn, thấp hơn móng cọc

Nhược điểm:

  • Móng chịu tải vừa và lớn, không tối ưu cho công trinh nhiều tầng.
  • Công trình về lâu dài tường bị nứt răng chân chim do móng lún nhẹ theo thời gian.

Hình ảnh thể hiện cách làm việc của móng băng

Lực dọc từ cột truyền xuống dưới cánh móng, sau đó nội lực sẽ phân bố ra dầm móng, dầm móng lúc này có xu hướng vòng lên (Đó là lý do tại sau thép của dầm móng băng thường bố trí ở trên nhiều hơn bên dưới).

Lực từ dầm móng sẽ truyền xuống cánh móng bên dưới, làm việc như móng đơn, truyền xuống nền đất.

II. CÁC BƯỚC THI CÔNG

  • Bước 1: Định vị trục theo bản vẽ thiết kế, đào hố móng. Chiều sâu đào móng thông thường là 1.5m tính từ mặt đất tự nhiên.
  • Bước 2: Làm sạch hố móng, thi công bê tông lót đá 4×6, dày 100mm, đầm chặt.

Hình ảnh thi công bê tông lót đá 4×6

 

Hình ảnh thi công bê tông lót đá 4×6

  • Bước 3: Gia công lắp dựng coppha móng, cốt thép vỉ móng.

Đan thép vỉ móng

                                          Gia công cốt thép móng băng 1 phương      

        

             Gia công cốt thép móng băng 1 phương

 

Móng băng 2 phương

  • Bước 4: Đổ bê tông móng băng.