Để bắt đầu xây dựng một căn nhà, việc lựa chọn vật tư vô cùng quan trọng. Trong đó, Thép là vật liệu thiết yếu và chủ chốt của công trình. Nhưng hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại thép đang được sử dụng, cùng với đó là rất nhiều thông số, ký hiệu làm cho mọi người dễ nhằm lẫn, đặt biệt là những ai chưa có chuyên môn về ngành xây dựng. Thấu hiểu được vấn đề đó, TDC xin phép được tổng hợp và chia sẽ đến các bạn một số thông tin liên quan đến thép xây dựng để chúng ta có thể chuẩn bị cho việc xây dựng tổ ấm của mình sau này.
THÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Thép xây dựng thường có 2 loại được sử dụng phổ biến:
- Thép được quấn thành cuộn, thép trơn: dạng này thường có đường kính thông dụng là 6mm, 8mm.
- Thép từng thanh rời, thép có gân, chiều dài mỗi thanh là 11,7m thường được gấp lại làm đôi để dễ vận chuyển: dạng này có đường kính 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm, 22mm…
Thép cuộn tròn, trơn: đường kính 6mm, 8mm
Thép thanh tròn, gân: đường kính 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm,…vv
MÁC THÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÂN BIỆT?
Trên thanh thép xây dựng có những ký hiệu con số, nếu bạn không phải là kỹ sư xây dựng thì rất khó hiểu các con số này là gì. Đó chính là Mác Thép (một thuật ngữ trong ngành kỹ thuật), con số đó thể hiện cường độ chịu lực của thép hay nói cách khác là khả năng chịu lực của thép. Nó phản ánh khả năng chịu lực lớn hay nhỏ. Hiểu một cách đơn giản là con số càng lớn thì khả năng chịu lực của cây thép đó càng lớn.
Các loại Mác thép thường sử dụng: SD 295, SD 390, CII, CIII, Gr60, Grade460, SD49,(CT51), CB300-V, CB400-V, CB500-V.
Trong thực tế khi đi mua thép, chúng ta thường gặp nhất là các loại Mác thép sau: SD 295, SD 390, CB300-V, CB400-V.
Con số được ghi trên thanh Thép (Mác Thép)
Vậy các con số đó có ý nghĩa như thế nào?
Ký hiệu là: SD (Tiêu chuẩn nhật bản)
Thép SD295, SD390, SD490. Khi chúng ta thấy chữ SD phía trước thì biết ngay Mác Thép này được gọi theo tên được quy định trong Tiêu chuẩn nhật bản (JIS G3112-2010) . Con số đằng sau thể hiện cường độ của thép (giới hạn chảy của thép).
Ví dụ: SD295 có nghĩa là thép có cường độ 295N/mm2. (Nghĩa là nếu một thanh thép có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó có khả năng chịu được một lực kéo hoặc nén là 29,5Kg)
Cây thép đường kính 12mm => diện tích mặt cắt ngang là 113,04mm2. Nếu chúng ta mang cây thép này đi kéo thì nó sẽ chịu được một lực kéo tối đa là 3334 kg (3,3 Tấn).
Ký hiệu CB
Thép CB240, CB300, CB400, CB500. Khi chúng ta thấy chữ CB phía trước thì biết ngay Mác Thép này được gọi theo tên được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1651-2: 2008) . (Cho dễ hiểu thì Chử C viết tắt của chữ Cấp, B viết tắt của chữ Bền. vậy CB là “Cấp độ Bền”) Con số đằng sau thể hiện cường độ của thép (giới hạn chảy của thép) tương tự như trên.
Vậy nên chúng ta sẽ có cặp Mác thép có cường độ tương đồng như nhau:
- CB300 tương đồng với SD295
- CB400 tương đồng với SD390
SỬ DỤNG LOẠI MÁC THÉP NÀO CHO PHÙ HỢP?
Cũng tùy vào quy mô và mức độ của công trình mà ta sẽ lựa chọn loại Mác thép phù hợp. Nhưng với quy mô làm các công trình nhà phố, dân dụng thì chúng tôi đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
+ Với nhà thấp tầng (<7 tầng): Chỉ cần sử dụng mác thép có cường độ thấp là CB300 hoặc SD295. Giá thành của hai loại này cũng thấp hơn so với thép có Mác cao hơn.
+ Với nhà cao tầng tầng (>7 tầng): Thì nên dùng mác thép có cường độ cao hơn là CB400 hoặc SD390.
NÊN MUA THÉP LOẠI NÀO, CÁCH NHẬN BIẾT?
Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất cũng như chủng loại thép trên thị trường.
Loại thép mà thường được các nhà thầu thi công hiện nay tin tưởng sử dụng là:
1.Thép Việt Nhật (Vina Kyoei):
Dấu hiệu nhận biết thép Việt Nhật : có hình bông mai 4 cánh trên thanh thép
2. Thép Pomina
Dấu hiệu nhận biết thép Pomina: có hình quả táo